backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Huyết áp thấp là bao nhiêu và có nguy hiểm không?

Thông tin kiểm chứng bởi: Trúc Phạm


Tác giả: Phương Quỳnh · Ngày cập nhật: Vừa xong

    Huyết áp thấp là bao nhiêu và có nguy hiểm không?

    Dù tình trạng huyết áp thấp cũng có khả năng gây ảnh hướng đến sức khỏe tương đương như huyết áp cao nhưng nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu rõ huyết áp thấp là bao nhiêu và nguy hiểm thế nào. Tìm hiểu thêm về huyết áp thấp sẽ giúp bạn nhận biết và hạn chế những biến chứng nguy hiểm do tình trạng này gây ra.

    Vậy, chỉ số huyết áp thấp là bao nhiêu và bao nhiêu là nguy hiểm? Những băn khoăn này của bạn sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

    Huyết áp thấp là bao nhiêu?

    Huyết áp thấp là tình trạng chỉ số huyết áp giảm nhiều hơn so với mức bình thường. Chỉ số huyết áp bao gồm chỉ số huyết áp tâm thu (chỉ số đứng trước) và huyết áp tâm trương (chỉ số đứng sau). Việc bất kỳ chỉ số nào thấp hơn mức bình thường cũng đều được xem là huyết áp thấp.

    Lúc này, câu hỏi được nhiều người thắc mắc nhất chính là “Chỉ số huyết áp tâm thuhuyết áp tâm trương thấp là bao nhiêu?”. Theo đó, chỉ số huyết áp thấp xảy ra khi huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương dưới 60mmHg.

    chỉ số huyết áp thấp là bao nhiêu?

    Huyết áp thấp hay hạ huyết áp có nhiều loại, chẳng hạn như hạ huyết áp tư thế đứng, hạ huyết áp sau bữa ăn, hạ huyết áp qua trung gian thần kinh, bệnh teo đa hệ thống (hội chứng Shy-Drager)… Tình trạng này đôi khi không có dấu hiệu rõ rệt, nhiều lúc lại biểu hiện thành các triệu chứng như:

    • Chóng mặt, đau đầu, lâng lâng, nhầm lẫn hoặc khó tập trung
    • Buồn nôn, nôn ói
    • Ngất xỉu, bất tỉnh
    • Tầm nhìn bị mờ hoặc méo mó
    • Thở nhanh, thở nông
    • Mệt mỏi, suy nhược
    • Kích động hoặc có những thay đổi hành vi bất thường
    • Màu da sáng hơn bình thường
    • Tiểu ít, lượng nước tiểu không nhiều
    • Đau mỏi cổ và lưng.

    Huyết áp thấp có nguy hiểm không?

    Huyết áp thấp là bao nhiêu và có nguy hiểm không?

    Bên cạnh việc hiểu rõ chỉ số huyết áp bao nhiêu là thấp, bạn cũng nên biết rằng huyết áp thấp cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Nhiều người cho rằng huyết áp tăng cao mới đáng lo ngại. Tuy nhiên, trên thực tế, huyết áp thấp cũng nguy hiểm không kém, đặc biệt khi chỉ số này giảm đột ngột hoặc xảy ra kèm theo các triệu chứng.

    Huyết áp thấp bao nhiêu là nguy hiểm? Việc giảm chỉ 20mmHg, chẳng hạn như chỉ số huyết áp tâm thu giảm từ 110mmHg xuống còn 90mmHg đột ngột có thể gây chóng mặt và ngất xỉu. Huyết áp giảm nhanh thường đồng nghĩa với việc một số bộ phận trong cơ thể đang không nhận được đủ lượng máu cần thiết. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng khó chịu, gây ảnh hưởng tới sức khỏe hoặc thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

    Một số vấn đề có thể xảy ra do huyết áp thấp, bao gồm:

    • Ngã và các chấn thương liên quan đến té ngã: Đây là một trong những rủi ro phổ biến nhất khi bị huyết áp thấp do tình trạng này thường gây chóng mặt và ngất xỉu. Té ngã có thể dẫn đến gãy xương, chấn động não và các thương tích, cũng như chấn thương khác.
    • Sốc: Tình trạng huyết áp thấp có khả năng làm giảm lượng máu đi đến các cơ quan và ảnh hưởng tới hoạt động của chúng. Điều này có thể gây tổn thương nội tạng hoặc thậm chí dẫn đến sốc. Sốc là tình trạng cơ thể bắt đầu ngừng hoạt động do lưu lượng máu và oxy bị hạn chế.
    • Các vấn đề về tim hoặc đột quỵ: Khi huyết áp giảm thấp, tim bạn phải cố gắng bù đắp bằng cách bơm máu nhanh hơn hoặc mạnh hơn. Theo thời gian, việc này sẽ gây tổn thương tim vĩnh viễn hoặc thậm chí dẫn đến suy tim. Tình trạng huyết áp thấp còn khiến máu lưu thông không bình thường, dễ gây hình thành cục máu đông và dẫn đến các biến chứng khác như huyết khối tĩnh mạch sâu, đột quỵ…

    Huyết áp thấp là bao nhiêu và nên làm gì khi bị huyết áp thấp?

    Huyết áp thấp là bao nhiêu và nên làm gì?

    Sau khi nắm được huyết áp thấp là bao nhiêu và nguy hiểm thế nào thì một trong những điều bạn cần biết thêm chính là nên làm gì khi gặp phải tình trạng này. Việc điều trị huyết áp thấp thường bắt đầu từ việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Khi nguyên nhân được khắc phục thì tình trạng hạ huyết áp cũng thường tự thuyên giảm.

    Trong một số trường hợp nhẹ, việc thay đổi lối sống có thể giúp ổn định huyết áp. Ngược lại, với một số trường hợp nặng, tình trạng này cần được thăm khám và điều trị chuyên khoa.

    Nếu bị huyết áp thấp, bạn hãy thử thực hiện các thay đổi lối sống sau đây: 

    • Uống nhiều nước, ít rượu bia: Rượu bia sẽ gây mất nước và làm giảm huyết áp, ngay cả khi chỉ uống ở mức độ vừa phải. Trong khi đó, nước sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước.
    • Chú ý khi thay đổi tư thế: Khi chuyển từ nằm thẳng hoặc ngồi xổm sang đứng, hãy thay đổi tư thế từ từ và nhẹ nhàng. Đặc biệt khi ngồi, bạn nên hạn chế bắt chéo chân.
    • Ăn nhiều bữa nhỏ, ít carbohydrate: Để giúp huyết áp không bị giảm mạnh sau bữa ăn, hãy chia 3 bữa lớn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Đồng thời, hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều carbohydrate như khoai tây, gạo, bánh mì, mì ống…
    • Tập thể dục đều đặn: Mục tiêu chung của mọi người, kể cả người bị huyết áp thấp là dành ít nhất 30 phút tập thể dục mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn nên tránh tập luyện trong điều kiện nóng ẩm để hạn chế mất nước.

    Trong trường hợp, bạn nhận thấy huyết áp vẫn thấp hoặc triệu chứng nghiêm trọng hơn theo thời gian, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp can thiệp kịp thời. Các phương pháp điều trị lúc này có thể bao gồm truyền dịch tĩnh mạch, truyền huyết tương, truyền máu, dùng kháng sinh, phẫu thuật hoặc thậm chí là ghép tim.

    Bạn có thể quan tâm:

    Hi vọng bài viết này đã giúp bạn biết được “Huyết áp thấp là bao nhiêu và huyết áp thấp bao nhiêu là nguy hiểm?”. Huyết áp thấp có thể dẫn đến nhiều vấn đề như té ngã, sốc, các vấn đề về tim hoặc thậm chí đột quỵ. Vì vậy, nếu bị huyết áp thấp, hãy cố gắng thay đổi lối sống và đến gặp bác sĩ để được kiểm soát bệnh hiệu quả nhé!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Thông tin kiểm chứng bởi:

    Trúc Phạm


    Tác giả: Phương Quỳnh · Ngày cập nhật: Vừa xong

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo